Dịp Tết, thời tiết se lạnh, nhưng trưa có nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm lớn nên dễ phát sinh sâu bệnh, dịch hại, đặc biệt ở rau màu. Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất thời điểm trước và trong Tết, bà con nông dân nên chủ động trước giải pháp phòng trị 👇
Đối với sâu ăn lá, sâu xanh, sâu ăn tạp, bọ trĩ, nhện
Sâu gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây rau. Nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh đồng ruộng, khi sâu có mật độ thấp nên dùng biện pháp thủ công như thu bắt, ngắt ổ trứng; chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ khi sâu có mật độ cao (phun khi sâu còn nhỏ), ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học để phòng trừ.
Bà con có thể sử dụng thuốc: TIGER FIVE 5.0EC, DIỆT RẦY 277WP, PIBIMAI 150EC… để đạt tối ưu hiệu quả phòng trị nhóm sâu hại.
Đối với nhóm bệnh do nấm (sương mai, lỡ cổ rễ, thán thư…)
Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật (những lá già, lá gốc, bộ phận bị bệnh…) và làm sạch cỏ dại để hạn chế lây lan. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm khi bệnh chớm xuất hiện sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ.
Thuốc đặc trị bệnh do nấm khuyến cáo nên sử dụng là DOHAZOL 250SC, CHAPAON 770WP, AN-K-ZEB 800WP…
Đối với bệnh hại do vi khuẩn (thối nhũn, héo xanh,…)
Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật để hạn chế lây lan. Trong quá trình chăm sóc cần hạn chế làm tổn thương đến cây trồng, các vết thương trên cây có thể là nơi vi khuẩn xâm nhập lây lan.
Kinh nghiệm phòng trị nhóm bệnh hại do vi khuẩn của bà con nông dân là thuốc trừ bệnh KING-CIDE JAPAN 460SC, PROBENCARD 250WP…